Tiêu diệt Hoàng Sào, trở về Trường An Đường_Hy_Tông

Trong khi quân Đại Tề của Hoàng Sào chiến đấu quanh Trường An, phần còn lại của Đường chỉ tỏ ra trung thành với Đường Hy Tông trên danh nghĩa, cấu trúc triều đình bắt đầu tan rã. Giả dụ như Hoài Nam quân của Cao Biền được đánh giá là một trong các quân giàu có nhất, đã rơi vào cảnh xung đột nội bộ, và Dương Hành Mật cuối cùng đã giành được chiến thắng nhưng với hậu quả là toàn quân bị tàn phá.[10][11][12][13][14]

Trong khi đó, Dương Phục Quang thuyết phục Lý Khắc Dụng giúp đánh Đại Tề để được xá tội, Lý Khắc Dụng tiến quân vào năm 882, và liên tục đánh bại quân Đại Tề. Vào mùa xuân năm 883, Hoàng Sào từ bỏ Trường An và chạy về Quan Đông, quân Đường tái chiếm Trường An. Quân của Hoàng Sào sau đó tiếp tục chiến bại trước các tướng Đường là Lý Khắc Dụng, Chu Toàn TrungThì Phổ, cuối cùng tan rã.[10] Vào mùa thu năm 884, Lâm Ngôn đã giết Hoàng Sào, Đại Tề diệt vong.[11]

Đường Hy Tông không trở về Trường An ngay lập tức, có lẽ do lo sợ Tần Tông Quyền- nguyên là Phụng Quốc tiết độ sứ song quay sang phản Đường và cướp phá khu vực Hà Nam ngày nay. Tần Tông Quyền sau đó xưng đế và cố gắng khuếch trương lãnh thổ, giao chiến với Chu Toàn Trung và các tướng Đường khác.[11] Trong khi đó, đế chế Đại Đường vẫn tiếp tục sụp đổ, các tiết độ sứ giao chiến với nhau để tranh giành quyền uy, và một trong các mâu thuẫn chủ chốt là giữa Chu Toàn Trung và Lý Khắc Dụng, bắt đầu từ một nỗ lực ám sát bất thành Lý Khắc Dụng của Chu Toàn Trung.[10][11] Đường Hy Tông trở về Trường An vào mùa xuân năm 885, khoảng hai năm sau khi quân Đường tái chiếm thành.[11]